Dùng thuốc rối loạn tiền đình có thể bị cao huyết áp
Dùng thuốc rối loạn tiền đình có thể là nguyên nhân gây nên bệnh cao huyết áp.
Rối loạn tiền đình có khá nhiều nguyên nhân. Đối với người lớn tuổi thì bệnh thường do rối loạn tuần hoàn não như hẹp động mạch cảnh, xơ vữa động mạch, cao huyết áp gây ra. Đối với người trẻ có thể do ngồi văn phòng lâu bên điều hòa lạnh quá, hoặc bên máy tính…
Dùng thuốc chữa trị rối loạn tiền đình có thể gây nên cao huyết áp
Cao huyết áp là một trong những nguyên nhân gây nên rối loạn tiền đình. Khi bệnh nhân mắc phải thường dùng các thuốc tăng cường tuần hoàn não như cinnarizin, flunarizine, vipocetin, duxil, tanganil, hay ginko biloba… Tuy nhiên, khi dùng thuốc này,người bệnh cần chú ý với những tác dụng không mong muốn của thuốc có thể xảy ra.
Do có tác dụng chống tiết acetylcholin nên thuốc có thể gây khô miệng và an thần gây ngủ gà, đặc biệt lúc khởi đầu điều trị. Khi dùng cần phải tránh những công việc có yêu cầu tỉnh táo như lái xe, làm việc trên cao… Ngoài ra, thuốc cũng có thể gây đau vùng thượng vị. Vì vậy, nên uống thuốc sau bữa ăn để giảm kích ứng dạ dày và không nên sử dụng thuốc lâu dài.
Bệnh nhân nên kết hợp uống thuốc và tập thể dục
Bệnh nhân bị rối loạn tiền đình, ngoài sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa thì một chế độ tập luyện, sinh hoạt cũng rất cần thiết. Bạn có thể sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu như xoa bóp bấm huyệt chườm ấm vùng cột sống cổ cũng có thể giúp bạn giải quyết tạm thời tình trạng này.
Các bài viết về cao huyết áp khác
- 5 ngộ nhận nguy hiểm về cao huyết áp (7107 lượt xem)
- Thức ăn nào tốt cho người bệnh cao huyết áp (9784 lượt xem)
- Các loại trà chữa bệnh cao huyết áp (18615 lượt xem)
- Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cao huyết áp (0 lượt xem)
- Các liệu pháp sinh hoạt phòng bệnh cao huyết áp (3609 lượt xem)
- Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cao huyết áp (9468 lượt xem)
- Những biện pháp phòng chống bệnh cao huyết áp (10404 lượt xem)
- Các bí huyết đơn giản phòng ngừa cao huyết áp (5798 lượt xem)
- Sự liên quan giữa cao huyết áp với biến cố động mạch vành (4936 lượt xem)
- Biến chứng cao huyết áp- nguy hiểm khôn lường (3748 lượt xem)